Nhìn lại Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1970 qua những hình ảnh của Jeff Dahlstrom

Mời các bạn xem lại những hình ảnh chụp Sài Gòn năm 1970 của Jeff Dahlstrom – Lúc đó là phi công của không lực Mỹ. Trong thời kỳ làm việc ở căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở Tân Sơn Nhứt, ông đã dành thời gian rảnh rỗi để khám phá phố phường Sài Gòn cùng một chiếc máy ảnh. Ngoài ra, Jeff Dahlstrom cũng rất quan tâm tới các địa điểm tâm linh ở Sài Gòn, nên đã tới tận nơi để tìm hiểu và chụp lại hình ảnh các đền, chùa và nhà thờ ở khắp vùng Sài Gòn – Chợ Lớn.

Những hình ảnh chụp đường phố Sài Gòn nhiều năm về trước vẫn được ông lưu giữ và đã đăng trên trang cá nhân của mình trong những năm gần đây, mang lại cái nhìn thú vị cho hậu thế về cuộc sống người Sài Gòn xưa:

Đại lộ Thống Nhứt (nay là đường Lê Duẩn). Bên phải hình là cổng trường Trung học Văn Hóa Quân Đội, nơi ngày nay là Khách sạn Sofitel Plaza. Bên trái là thành Cộng Hòa cũ, lúc này đang là cơ sở của trường Đại học Dược Khoa và Văn Khoa.
Cận cảnh hồ nước bùng binh Bồn Kèn, phía trước trụ sở Hạ Nghị Viện
Chân dung ông Jeff Dahlstrom, trước bồn phun nước hướng nhìn về phía đại lộ Lê Lợi hướng chợ Sài Gòn
Bưu Điện trung tâm Sài Gòn nằm sát bên Nhà thờ, với Kiosk Bánh mì Hương Lan. Bên trái là băng rôn quảng cáo chương trình tạp kỹ của nhạc sĩ Bảo Thu
Hình ảnh dưới chân tượng Đức Bà Hòa Bình, là bức tượng tạc Đức Mẹ Maria đặt trong hoa viên trước Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn từ năm 1959
Công viên Thống Nhứt, nằm hai bên đại lộ Thống Nhứt ở khoảng giữa Dinh Độc Lập và Nhà thờ Đức Bà
Dinh Độc Lập – một công trình của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ
Hình ảnh cầu Cỏ May, cửa ngõ chính vào Vũng Tàu
Xưởng đóng tàu Caric bên kia sông Sài Gòn (Thủ Thiêm)
Tòa nhà đại sứ quán Mỹ được khởi công xây dựng năm 1965, hoàn thành sau 2 năm với chi phí 2,6 triệu USD, là một trong những tòa Đại sứ quán lớn nhất, được bảo vệ cẩn mật nhất thế giới thời điểm đó. Tòa nhà là một khối vuông vức có 6 tầng được bao bọc bởi 7.800 viên đá Taredo, có 140 phòng với 200 nhân viên phục vụ và 60 lính gác thường trực. Tuy nhiên tòa nhà này chỉ hoạt động được trong 8 năm thì xảy ra biến cố 1975. Tòa nhà bị đập bỏ hoàn toàn năm 1995 sau khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và xây tòa đại sứ quán mới với quy mô nhỏ hơn
Một Xà lan (từ gốc tiếng Pháp là chaland) trên rạch Thị Nghè phía sau sở thú

Xe lu làm đường bên trong phi trường Tân Sơn Nhứt
Đường Nguyễn Trãi phía Chợ Lớn, phía bên phải là hướng về Tuệ Thành Hội Quán (Chùa Bà Thiên Hậu), đoạn Triệu Quang Phục
Đầu đường Tự Do, bên trái là Majestic Hotel, nhìn qua Grand Hotel (nhà có tháp tròn) ở ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế
Bến Bạch Đằng nhìn từ đại lộ Nguyễn Huệ, bên phải là tòa nhà Quan Thuế Quan
Bên cạnh những khung cảnh đẹp đẽ thì vùng ven đô Sài Gòn vẫn có nhiều nơi nhếch nhác, như trong ảnh là 1 góc rạch Nhiêu Lộc
Một khu nhà lụp xụp ở ven đô
Xe sinh tố, nước ngọt, nước dừa
Một kiosk trên đại lộ Lê Lợi, phía xa có thể thấy được REX Hotel
Chiến hạm trên bến Bạch Đằng – sông Sài Gòn
Trên bến cảng, phía xa có thể thấy 1 góc Nhà Rồng, và tháp nước trên đường Trình Minh Thế (Quận Tư)

Jeff Dahlstrom đã dành nhiều thời gian để đi dạo Thảo Cẩm Viên và chụp lại hình ảnh sau:

Thảo Cầm Viên còn được người Sài Gòn gọi là sở thú:

Bên trong Thảo Cầm Viên có tòa nhà được xây từ thời Pháp, vẫn còn cho tới nay, đó là Viện Bảo Tàng:

 

Ban đầu, bảo tàng này tên là Blanchard de la Brosse (theo tên Thống đốc Nam kỳ lúc đó), khánh thành năm 1929. Từ năm 1954, chính quyền VNCH tiếp quản nguyên vẹn Bảo tàng và năm 1956 đổi tên thành “Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam”, nơi trưng bày về mỹ thuật cổ một số nước Châu Á.

Những hình ảnh bên trong Viện bảo tàng Sài Gòn:

Ngoài viện Bảo Tàng, trong Thảo Cầm Viên còn có 1 công trình khác được Jeff Dahlstrom ghi lại, đó là Đền Quốc Tổ Hùng Vương:

Ban đầu được người Pháp xây để tưởnɡ niệm nhữnɡ nɡười Việt tử trận νì đi lính ᴄhᴏ Pháp trᴏnɡ Thế ᴄhiến thứ nhất, được gọi là Đền Kỷ niệm (Tеmplе dе Sᴏuνеnir). Sau năm 1955, đền đượᴄ đổi tên thành Khổng Thánh Miếu, sang thời Đệ nhị Cộng Hòa năm 1967 thì đổi lại Đền Quốᴄ Tổ Hùnɡ Vươnɡ, thờ các vua Hùng, nhưng đồng thời vẫn có tượng thờ Khổng Tử, và thờ thêm một số nhân νật lịᴄh sử kháᴄ, như: Lê Văn Duyệt, Trần Hưnɡ Đạᴏ…

Những hình ảnh bên trong Đền quốc tổ Hùng Vương, lúc này vẫn còn tượng thờ Khổng Tử:

Tác giả cũng chụp lại những hình ảnh trong đền Ấn Giáo nằm trên đường Trương Công Định (nay là đường Trương Định):

Chùa Ấn giá hay còn được gọi với cái tên khác là Chùa Ấn Độ, đền thờ Bà Mariamman. Đây là một trong ba ngôi chùa có kiến trúc Hindu giáo ở Sài Gòn, thờ một nữ thần người Ấn có tên là Mariamman.

Theo thuyết minh về vị nữ thần này cho biết, Mariamman là vị nữ thần mang đến đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu, giúp cho người dân gặt hái được nhiều thành quả trong sản xuất. Bên cạnh đó, bà cũng là người luôn đem lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.

  

Lề đường trước đền Ấn giáo

Đường Trương Công Định nhìn từ đền Ấn giáo
Ngã tư Trương Công Định – Lê Thánh Tôn, nhìn từ sân thượng của chùa Ấn giáo

Hình ảnh Tuệ Thành Hội Quán ở Chợ Lớn:

Hình ảnh bên trong Hội quán Tuệ Thành (còn được gọi là Chùa Bà Thiên Hậu):

Hình ảnh Tịnh Xá Trung Tâm của Hệ phái Khất sĩ Việt Nam:

Một số hình ảnh chùa Hòa Đồng Tôn Giáo của ông Đạo Dừa, nằm trên đường Đặng Nguyên Cẩn và đã bị dỡ năm 2009:

Từ trên tháp chùa Hòa Đồng Tôn Giáo nhìn ra xung quanh:

chuyenxua.net biên soạn
Hình ảnh: manhhai flickr

Viết một bình luận