Trong sân khấu âm nhạc Việt thế kỷ 20, Elvis Phương là một trong những nam ca sĩ hiếm hoi có chất giọng tốt phù hợp với rất nhiều dòng nhạc khác nhau từ nhạc vàng đến nhạc trẻ, từ nhạc tiền chiến đến nhạc nước ngoài, từ rock đến pop và nhạc trữ tình. Suốt hơn 50 năm đứng trên sân khấu âm nhạc, Elvis Phương luôn là một cái tên được yêu mến bởi giọng hát nam tính, tròn đầy, sắc nét, đã một thời khuấy động phong trào nhạc trẻ đầu tiên của Sài Gòn thập niên 1960-1970 với hình ảnh sôi nổi, luôn cháy hết mình trên sân khấu.
Ca sĩ Elvis Phương tên thật là Phạm Ngọc Phương, sinh năm 1945 tại Bình Dương, trong một gia đình trí thức Tây học khá giả. Cha mẹ ông là người gốc Hà Tĩnh, nhưng chuyển đến sinh sống tại Bình Dương từ thập niên 1940. Cha ông là kiến trúc sư và giáo sư dạy tiếng Pháp.
–
Elvis Phương là con trai trưởng trong gia đình với 8 người em gái (trong đó có ca sĩ Kiều Nga) và 1 em trai. Từ lúc 5 tuổi, ông đã học mẫu giáo ở trường Pháp Aurore, do đó ông có sự tiếp xúc khá sớm với âm nhạc phương Tây. Ông theo học Pháp văn cho đến tận lúc thi đậu tú tài đôi.
Thuở nhỏ ông thường được nghe nhạc Pháp trong trường, và âm nhạc đã thấm đẫm trong con người ông dần dần từ lúc đó. Thuở nhỏ ông học chung lớp với Thanh Nga, người sau này trở thành nữ hoàng sân khấu. Mỗi khi có văn nghệ cuối năm thì bên phía nam có Elvis Phương, bên nữ có Thanh Nga cùng tham gia biểu diễn văn nghệ ở trường.
Elvis Phương có màn biểu diễn ra mắt công chúng lần đầu tiên vào năm 1962 khi ông vừa tròn 17 tuổi tại trường dòng Regina Pacis. Trong giai đoạn đầu hoạt động âm nhạc, Elvis Phương đi hát với tên thật là Ngọc Phương, chủ yếu hát nhạc ngoại quốc trong các ban nhạc trẻ Sài Gòn thập niên 1960 như Rockin’ Stars, LesVampires,…
–
Thuở nhỏ, khi cậu học trò Phạm Ngọc Phương tham gia văn nghệ ở trường, gia đình không ngăn cấm vì nghĩ đó chỉ là sở thích cho vui. Tuy nhiên đến năm 18 tuổi, vì Elvis Phương quá mê ca hát nên cha của ông tìm cách kéo ra khỏi con đường đó, bằng cách sắp xếp để đưa ông đi Pháp du học. Vì chọn tiếp tục theo đuổi âm nhạc, Elvis Phương đã từ chối và bị cha đuổi ra khỏi nhà, với hy vọng rằng người con trai sẽ thấy khó khăn và từ bỏ đam mê để quay về nhà.
Tuy nhiên, khi đã chấp nhận rời khỏi gia đình, Elvis Phương quyết tâm theo đuổi đam mê. Ông dọn đến ở nhờ nhà một người bạn thân, là nghệ sĩ saxophone là Thanh Tòng, người cùng chơi trong ban Rockin’ Stars. Lúc đó chưa có tên tuổi, hàng đêm ông đến các phòng trà và night club thật sớm để ngồi chờ, khi nào ca sĩ chính đến muộn thì xin vào hát thế chỗ trống. Vì chỉ hát lót để lấy kinh nghiệm nên thường là không có thù lao hoặc rất ít không đáng kể. Đi hát như vậy được hơn 1 năm, các chủ phòng trà thấy Elvis Phương có giọng hát tốt và được khán giả khen ngợi thì mới bắt đầu mời đi hát chính thức.
Lúc đó ông chỉ hát nhạc nước ngoài với cái tên Ngọc Phương, có ngoại hình nhìn giống giọng ca Mỹ lừng lẫy lúc đó là Elvis Presley – ông vua nhạc rock & roll, với mái bass để dài, gương mặt điển trai, nên một người bạn đề nghị Ngọc Phương đổi sang dùng nghệ danh Elvis Phương. Sau này có một thời gian có quy định ca sĩ Việt không được lấy tên nước ngoài, nên Elvis Phương cũng có dùng tên khác là Thanh Phương.
Thời gian sau này Elvis Phương chuyển sang hát nhạc Việt và nổi tiếng với rất nhiều thể loại, từ nhạc trẻ, nhạc trữ tình, tiền chiến…. và ca khúc đầu tiên mà Elvis Phương hát nhạc Việt là bài nhạc vàng nổi tiếng của nhạc sĩ Trúc Phương là Nửa Đêm Ngoài Phố.
Ông kể lại rằng trong một lần lên hát ngẫu hứng trên sân khấu, bên dưới các khán giả lớn tuổi đề nghị hát nhạc Việt, ông đã nhớ lại hồi nhỏ mẹ thường mở băng nhạc Thanh Thúy có bài hát nổi tiếng Nửa Đêm Ngoài Phố nên chọn hát bài này. Đoạn đầu, ông hát nhẹ nhàng như bình thường, đến đoạn giữa ông đề nghị ban nhạc đổi từ bolero sang phối rock để hát một cách ngẫu hứng, không ngờ sự biến tấu táo bạo đó đã được khán giả vỗ tay và hưởng ứng nhiệt tình.
Thời gian này, có một thời gian Elvis Phương theo đoàn hải thuyền đi hát cho các quân nhân, thủy thủ đoàn nghe khi lênh đênh trên biển canh giữ vùng hải phận và hải đảo.
Là ca sĩ tự do được một thời gian, sau đó Elvis Phương tham gia hát trong ban nhạc Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh từ khoảng cuối thập niên 1960. Ông cũng là ca sĩ thường xuyên góp giọng hát trong các băng nhạc Shotguns nổi tiếng và đến nay vẫn còn được khán giả tìm nghe lại sau 50 năm. Trong số những ca khúc Elvis Phương đã thu cho Shotguns, có 2 ca khúc tiêu biểu nhất là Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang và Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà, với tiếng huýt sáo trong đoạn gian tấu đã làm nên thương hiệu Elvis Phương. Đây cũng là thời gian 2 năm liên tiếp ông được trao giải Kim Khánh cho danh hiệu ca sĩ hát nhạc trẻ được yêu thích nhất do độc giả báo Trắng Đen bình chọn.
Tuy nhiên, sự nghiệp của Elvis Phương lên đỉnh cao và gây tiếng vang lớn nhất phải kể đến thời gian hát trong ban nhạc Phượng Hoàng.
Suốt thập niên 1960, tất cả các ban nhạc trẻ tại Việt Nam đều hát nhạc nước ngoài, hoặc hát nhạc ngoại lời Việt. Sang thập niên 1970 thì xuất hiện ban nhạc Phượng Hoàng chỉ hát nhạc Việt của chính hai nhạc sĩ trong ban sáng tác, đó là Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang.
Elvis Phương kể lại, một hôm đến hát ở Queen Bee, ông thấy có một người đứng nhìn mình có vẻ ngập ngừng. Một lúc sau, có vẻ như người đó đã lấy hết can đảm đến bắt chuyện, tự giới thiệu là nhạc sĩ Lê Hựu Hà, và đưa ca khúc mới vừa sáng tác mang tên Yêu Em và nhờ Elvis Phương hát. Bài hát này được nhạc sĩ viết tặng cho người bạn gái: “Yêu em vì ta ghét buồn, yêu em vì ta ghét hờn…”
Elvis đã đồng ý, nhận lời hát và thu thanh bài hát. Thời gian sau đó, khi Yêu Em đã thành bài hit, nhạc sĩ Lê Hựu Hà đến gặp Elvis Phương để nói lời cám ơn, và tiết lộ rằng chính nhờ bài hát này mà nhạc sĩ được nên duyên vợ chồng với người bạn gái. Lúc này Lê Hựu Hà cũng ngỏ lời mời Elvis Phương tham gia vào ban Phượng Hoàng để thay thế cho ca sĩ Duy Quang trước đó chỉ tham gia được một thời gian ngắn và đã rời ban.
Click để nghe nhạc Elvis Phương và Ban Phượng Hoàng
Đây cũng là thời điểm đánh dấu dược một mốc son chói lọi trong sự nghiệp âm nhạc rực rỡ của Elvis Phương.
Ca sĩ Elvis Phương kết hôn 2 lần. Người vợ đầu tiên quê ở Đà Lạt, mất trong tai nạn giao thông năm 1970. Nhiều năm sau, sau khi định cư ở Hoa Kỳ, ông kết hôn với người vợ hiện tại Phan Lệ Hoa. Tại Mỹ Elvis Phương đã gặp gỡ, làm quen với Phan Lệ Hoa – một nữ doanh nhân nổi tiếng lúc bấy giờ và cũng là một người ái mộ tiếng hát của nam a sĩ. Họ gặp nhau và phải lòng nhau, đến năm 1982, hai người quyết định kết hôn để về chung một nhà.
Ca sĩ Elvis Phương từng trải qua thời gian bệnh tim nặng, thập tử nhất sinh nhưng đã vượt qua nhờ vợ luôn kề bên chăm sóc, động viên tinh thần và nhắc nam danh ca uống thuốc đúng giờ. Đến cuối năm 1998 sau khi mổ tim xong, hai vợ chồng Elvis Phương quyết định trở về Việt Nam để sinh sống, tịnh dưỡng và tập luyện để có thể quay lại ca hát.
Elvis Phương có bốn người con, tất cả đều đang sống ở Mỹ, đều hát hay nhưng không theo nghiệp cầm ca. Dù luyến tiếc không ai vào showbiz, nhưng ông vẫn tôn trọng sự lựa chọn và động viên các con thành công với công việc của mình.
Hiện, vợ chồng ca sĩ Elvis Phương sống bình yên, hạnh phúc ở quận 12 mà họ mua từ năm 2000. Ngôi nhà nằm tiếp giáp với tỉnh Bình Dương – nơi cậu bé Elvis Phương ngày xưa chào đời. Là người yêu truyền thống văn hóa Việt, hai vợ chồng ông, năm nào cũng ăn Tết tại Việt Nam với đầy đủ dư vị cổ truyền.
Ngoài thời gian đi hát, hàng ngày, Elvis Phương dành ra hai tiếng đồng hồ buổi sáng để đạp xe, tập thể dục cùng vợ. Chiều hai vợ chồng cùng trồng cây hoa, chăm sóc cây ăn trái. Tối, nếu không đi biểu diễn, hai vợ chồng lại cùng nhau xem phim, nghe nhạc hoặc nắm tay nhau dạo phố. Họ duy trì thói quen lãng mạn ấy suốt hàng chục năm qua.
Nghệ sĩ Elvis Phương khẳng định, cả cuộc đời ông gắn bó với âm nhạc. Nếu sau này, không ai mời ông đi hát, ông sẽ ở nhà hát cho vợ nghe để thỏa niềm đam mê. Ông thường nói mình “chung thủy với vợ, son sắt… với âm nhạc”. Và người nghệ sĩ ấy đang hạnh phúc được hát, được sống bên người mình yêu thương.
–
Sau đây, mời các bạn nghe lại những ca khúc nổi tiếng của Elvis Phương thu âm trước 1975 chia theo chủ đề. Có rất nhiều ca khúc nổi tiếng được ca sĩ Elvis Phương thu âm lần đầu, như là Trở Về Cát Bụi, Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Về Đây Nghe Em…
Nhạc Vàng:
Click để nghe Trở Về Cát Bụi (nhạc sĩ Minh Kỳ)
Click để nghe Lời Đắng Cho Cuộc Tình (nhạc sĩ Nhật Ngân)
Click để nghe Lần Đầu Cũng Là Lần Cuối (nhóm Lê Minh Bằng)
Click để nghe Lời Cuối Cho Em (nhạc sĩ Nguyễn Vũ)
Click để nghe Hoa Cài Mái Tóc (nhạc sĩ Thông Đạt)
Click để nghe Loan Mắt Nhung (nhạc sĩ Huỳnh Anh)
Click để nghe Đêm Nguyện Cầu (nhóm Lê Minh Bằng)
Click để nghe Tôi Vẫn Nhớ (song ca với Sơn Ca), sáng tác Ngân Giang
Sau đây là những bài nhạc vàng chủ đề người lính:
Click để nghe Anh Không ᴄhêt Đâu Em (nhạc sĩ Trần Thiện Thanh)
Click để nghe Lính Nghĩ Gì (nhạc sĩ Hoài Linh)
Click để nghe Người Ở Lại Chrlie (nhạc sĩ Trần Thiện Thanh)
Nhạc Tình Ca 1940-1950:
Click để nghe Trở Về Bến Mơ (nhạc sĩ Ngọc Bích)
Click để nghe Mộng Dưới Hoa (nhạc sĩ Phạm Đình Chương)
Click để nghe Tôi Bán Đường Tơ (nhạc sĩ Thẩm Oánh)
Click để nghe Cây Đàn Bỏ Quên (nhạc sĩ Phạm Duy)
Nhạc Tình Ca 1960-1970:
Click để nghe Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang (nhạc sĩ Phạm Duy – Ngọc Chánh)
Click để nghe Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà (nhạc sĩ Phạm Duy, thơ Hữu Loan)
Click để nghe Em Hiền Như Masoeur (nhạc sĩ Phạm Duy, thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Click để nghe Ai Đưa Em Về (nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9)
Click để nghe Những Chiều Không Có Em (nhạc sĩ Trường Hải)
Click để nghe Những Bước Chân Âm Thầm (nhạc sĩ Y Vân, thơ Kim Tuấn)
Click để nghe Về Đây Nghe Em (nhạc sĩ Trần Quang Lộc, thơ A Khuê)
Click để nghe Chờ Người (nhạc sĩ Lam Phương)
Click để nghe Tình Khúc Chiều Mưa (nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9)
Nhạc Trẻ:
Click để nghe Mai (nhạc sĩ Quốc Dũng)
Click để nghe Không (nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9)
Nhạc trẻ trong ban Phượng Hoàng:
Click để nghe Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời
Click để nghe Yêu Em
Click để nghe Huyền Thoại Một Người Con Gái
Click để nghe Còn Nhìn Nhau Hôm Nay
Click để nghe Hãy Vui Lên Bạn Ơi
Click để nghe Hãy Nhìn Xuống Chân
Click để nghe Bài Ca Ngông
Click để nghe Kho Tàng Của Chúng Ta
Click để nghe Phiên Khúc Mùa Đông
Click để nghe Mặt Trời Đen
Click để nghe Tôi Muốn
Nhạc Ngoại:
Click để nghe Donna Donna
Click để nghe Thú Yêu Thương
Click để nghe Tình Cho Không
Click để nghe Gọi Tên Người Yêu
Click để nghe Chuyện Tình
Sau đây là một số tấm ảnh khác của Elvis Phương trước năm 1975:
Ảnh sau năm 1975:
chuyenxua.net